Ví Dụ Cách Ghi Số Tiền Bằng Chữ Trên Hóa Đơn Kế Toán Cần Lưu Ý

Cách viết số tiền bằng chữ trong hóa đơn như thế nào là đúng? Cần lưu ý những gì khi viết tiêu thức số tiền trên hóa đơn? Thông tin giải đáp chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

1. Quy tắc chung về cách viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn

Bạn đang xem: Ví Dụ Cách Ghi Số Tiền Bằng Chữ Trên Hóa Đơn Kế Toán Cần Lưu Ý

Để đảm bảo tiêu thức tiền trên hóa đơn được viết chính xác, các kế toán DN phải tuân theo Thông tư 26/2015/TT-BTC được ban hành bởi Bộ Tài chính.Cụ thể, trong Thông tư này, Bộ Tài chính đã sửa đổi Điểm k, Khoản 1, Điều 4 trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trong đó có đề cập tới tiêu thức chữ số trên hóa đơn.

*

Nguyên tắc tiêu thức số tiền trên hóa đơn.

Theo đó, chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên từ 0-9 và người viết hóa đơn được lựa chọn 1 trong 2 cách khi viết tiêu thức số tiền bằng chữ trên hóa đơn bán hàng, dịch vụ như sau:- Cách thứ nhất: Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ hay tỷ tỷ thì phải đặt dấu chấm (.). Đối với chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì phải đặt dấu phẩy (,).- Cách thứ hai: Người viết hóa đơn dùng dấu phân cách các số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ hay tỷ tỷ; đồng thời sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên các chứng từ kế toán.Cùng với đó, dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi rõ ràng bằng chữ. Nếu trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thù các chữ trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

2. Những điều cần lưu ý khi viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn

Ngoài việc phải nắm được các quy tắc chung về cách viết số tiền bằng chữ trong hóa đơn, các kế toán DN cũng cần phải nắm được các lưu ý cần biết khi viết tiêu thức số tiền trên hóa đơn đối với một số trường hợp đặc biệt.

*

Viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn cần lưu ý gì?

- Trường hợp 1: Chữ số tận cùng là số 1

Trường hợp này, kế toán DN có thể viết theo 02 cách:

Xem thêm: cảm âm ai là người thương em

Cách 1: Viết là “một” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.Cách 2: Viết là “mốt” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.

- Trường hợp 2: Chữ số tận cùng là số 4

Trường hợp này, kế toán DN có 2 cách viết:

Cách 1: Viết là “bốn” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.Cách 2: Viết là “tư” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.

- Trường hợp 3: Chữ số tận cùng là số 5

Trường hợp này, kế toán DN cũng sẽ có 2 cách viết:

Cách 1: Viết là “lăm” nếu chữ số hàng chục lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 9.Cách 2: Viết là “năm” nếu chữ số hàng chục bằng 0 hoặc được kết hợp với từ chỉ tên hàng là từ “mươi” ở phía sau”.

Thực tế, hiện nay rất nhiều kế toán có thói quen khi viết số tiền bằng chữ có thêm chữ “y” hoặc “chẵn” nhằm biểu đạt số tiền tròn. Việc này không cần thiết song nếu viết thì cũng không hoàn toàn không sai, hóa đơn vẫn được coi là hợp lệ.>> Có thể bạn quan tâm: Nội dung trên hóa đơn điện tử.

3. Mẹo hạn chế viết sai số tiền bằng chữ trên hóa đơn

Số tiền là một trong những tiêu thức quan trọng, đòi hỏi kế toán phải viết chính xác tuyệt đối trên hóa đơn bởi chỉ cần “sai một li đi một dặm”, kế toán có thể sẽ phải hủy và lập lại hóa đơn mới.

*

Xem thêm: edith cavell là ai

Mẹo hạn chế viết sai số tiền bằng chữ trên hóa đơn.